Ngưu bàng được trồng và sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc(Tàu), Hàn Quốc và 1 số ít các nước châu Âu.
Ngưu bàng(ngưu báng) cho những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cũng như là một món ăn ngon và thú vị.
Ngưu bàng có mấy loại?
Ngưu bàng cho năng suất tốt ở một số khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở Trung Quốc nó được dùng như một loại thảo dược , không phải là một sản phẩm được ăn thường xuyên . Miền Tây Nhật Bản có nhiều loài rễ ngắn vì đất cứng.
Hiện giờ ở Việt Nam, ngưu bàng phổ biến trong những người theo thực dưỡng, ăn chay và giới y học. Nó cũng được trồng tại các bãi bồi ven sông cho chất lượng củ rất tốt.
Trong khi đó, ở Nhật Bản và người Hàn Quốc, người ta dùng củ ngưu bàng phổ biến như người Việt Nam dùng củ cải hay cà rốt vậy.
Ngưu bàng trồng tại các nước nào?
Tùy thuộc vào các loại giống và vùng canh tác mà ngưu bàng có vài loại khác nhau, hàm lượng dược tính và hình dạng cũng khác. Các quốc gia trồng và sử dụng ngưu báng phổ biến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam.
Ngưu bàng trồng ở Nhật Bản



Là cái nôi của củ ngưu bàng, ở đây họ sử dụng ngưu bàng hàng ngày như một loại rau củ. Nó giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Củ ngưu bàng Nhật có hình dạng ngắn, thon và xù xì tuy nhiên hàm lượng dược tính và dưỡng chất cực cao.
Ngưu bàng Trung Quốc



Củ ngưu bàng Trung Quốc dài, trắng và đẹp, tuy nhiên nhiều nghiên cứu và đánh giá của người sử dụng, nó có ít hàm lượng dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh không cao.
Ngưu bàng Trung Quốc củ rất dài lên đến 1 mét, họ lạm dụng nhiều thuốc tăng trưởng rễ để thu hoạch nhanh (chỉ 1-3 tháng) nên người tiêu dùng rất e ngại khi mua trúng loại ngưu bàng này. Đã có trường hợp dùng loại ngưu bàng này thời gian dài để chữa bệnh nhưng lại phản tác dụng, làm bệnh ngày một trầm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu cực khi sử dụng loại củ có công dụng tốt này.
Ngưu bàng ở châu Âu

Củ ngưu bàng canh tác tại các nước châu Âu khá ít và cũng không được sử dụng phổ biến, chủ yếu họ khai thác ngoài tự nhiên. Do củ này mọc hoang ngoài tự nhiên khá nhiều, hợp khí hậu các nước châu Âu.
Hình dạng củ ngắn và nhỏ do không được chăm sóc. Người phương Tây sử dụng ngưu bàng như một loại gia vị phụ trong món ăn.
Ngưu bàng canh tác tại Việt Nam
Được phát triển từ những năm 2000, đầu tiên từ những nhóm nhỏ người ăn chay và thực dưỡng đã đem giống ngưu bàng về Việt Nam trồng, đến nay ngưu bàng đã trồng thành công với quy mô lớn tại một số vùng như Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa,… cho năng suất và chất lượng tốt.
Ngưu bàng canh tác tại Việt Nam phù hợp với chất đất phù sa ven sông do vậy nó cho ra chất lượng củ với hàm lượng dược tính chữa bệnh cao, dồi dào chất inulin, saponin chống oxy hoá đã được kiểm chứng bởi các nhà nghiên cứu của bộ Y tế, Viện hàn lâm khoa học-công nghệ Việt Nam, Học viện nông nghiệp Việt Nam.


Ngưu bàng canh tác tại Việt Nam chủ yếu sử dụng giống của Nhật Bản. Cho năng suất rất tốt, hình dạng củ tương đồng với ngưu bàng của Nhật. Mùi vị thơm ngon và dược tính cao.
Phân biệt ngưu bàng kém chất lượng
Thị trường tiêu dùng củ ngưu bàng tại Việt Nam mấy năm gần đây khá sôi động, do những ưu điểm tuyệt vời, chế biến các món ăn ngon và lạ miệng, cũng như công dụng chữa bệnh nó mang lại.
Vì vậy bất chấp lợi nhuận, nhiều người bán đã đưa vào những loại ngưu bàng kém chất lượng, nhiều chất bảo quản nhằm trục lợi.
Do Việt Nam gần Trung Quốc nên nhiều lái buôn đã nhập lậu số lượng lớn ngưu bàng giá rất rẻ của Trung Quốc, rồi đánh lừa người tiêu dùng là ngưu bàng Nhật Bản. Cũng một phần tiểu thương nhỏ lẻ ở các chợ cũng không hiểu được nguồn gốc xuất xứ nên nên đã lầm tưởng và phân phối loại ngưu bàng kém chất lượng này đến tay người tiêu dùng.
Điều này rất nguy hiểm khi ngưu bàng canh tác tại Trung Quốc tuy cho chất lượng củ dài, đẹp, mướt mát nhưng tiềm ẩn tồn dư rất nhiều loại hóa chất độc hại, chất bảo quản để vận chuyển xa mà không bị hỏng.

Cách nhìn và phân biệt ngưu bàng Trung Quốc rất dễ: nó thẳng đuột, dài, màu vàng sáng, ăn rất ngọt như đường, để lâu bên ngoài cả tháng không héo, không thối. Do ngưu bàng Trung Quốc vận chuyển đi xa qua nội địa Trung, qua các cửa khẩu,… nên sẽ phải rửa sạch đất và phun chất bảo quản bề mặt tránh thối hỏng. Giá thành của những loại ngưu bàng Trung Quốc cũng rất rẻ so với thị trường, thường chỉ vài chục ngàn/kg, hoặc cá biệt có nhưng chỗ bán lên cao chót vót cả 200-300 ngàn/kg- nói là nhập khẩu từ Nhật?. Nhìn củ rất sạch sẽ và bắt mắt nhằm đánh vào tâm lý của người tiêu dùng.
Khách hàng mua về để chữa bệnh nhưng lại thêm bệnh vào người, điều này rất nguy hiểm
Để chọn đúng ngưu bàng canh tác tại Việt Nam, bạn có thể yêu cầu người bán để 1 lớp đất mỏng, hoặc để nguyên cả 1 cây lẫn lá. Cách khác có thể yêu cầu người bán chứng minh bằng hình ảnh/video thu hoạch thực tế.
Ngưu bàng Việt Nam, hình dạng đa số cong queo, không thẳng, màu nâu sậm (tương đồng với loại của Nhật) để vài ngày là héo, nên bắt buộc phải để 1 lớp đất mỏng khi vận chuyển, hoặc bảo quản lạnh. Mùi thơm và vị hăng đặc trưng của ngưu bàng.
Giá thành củ ngưu bàng canh tác tại Việt Nam cũng rất hợp lý dao động từ 100-120 ngàn/kg tùy từng thời điểm.